Anh Ấn chụp hình siêu trăng như vậy là siêu lắm rồi, đúng là "Father of Photographer."
Cám ơn tất cả quý bạn đã xem loạt hình cảnh mùa thu, mặt trời mọc và lặn. Hồi chiều này CY có xuống bờ hồ chụp vài tấm hình siêu trăng, xin gởi quý bạn xem tuy chưa vừa ý. Chiều mai sẽ đi chụp tiếp và hy vọng sẽ khá hơn.PH-HCA
*
Người Việt sắp được ngắm siêu Trăng lớn nhất, 70 năm rồi mới có lại
Vào ngày 14/11/2016, quỹ đạo Mặt trăng và Trái đất sẽ đạt được điểm gần với nhau nhất kể từ tháng 1/1948.
Điều này cũng có nghĩa rằng vào thời điểm đó, Mặt trăng sẽ trở thành siêu trăng. Ước tính lần này, siêu trăng sẽ lớn hơn bình thường khoảng 14%, và sáng hơn khoảng 30%. Đừng bỏ lỡ, vì phải đến năm 2034, bạn mới được trông thấy một siêu trăng có kích cỡ tương tự.
Trên thực tế, trong năm 2016 đã có một siêu trăng, và sẽ có thêm một siêu trăng nữa diễn ra vào tháng 12. Nhưng lần này là siêu trăng lớn nhất, vì khoảng cách giữa chúng ta và vệ tinh là gần hơn cả. Thậm chí, nó sẽ là “siêu siêu trăng” của thế kỷ, vì ngày 14 là ngày trăng gần như tròn nhất.
Các chuyên gia thiên văn cho biết, lần này khu vực phía tây Bắc Mỹ và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương sẽ là những vị trí “đắc địa” để quan sát siêu trăng.
Siêu Trăng xuất hiện như thế nào?
Theo giải thích của NASA, bởi vì Mặt trăng có một quỹ đạo hình elip, một cạnh – được gọi là cận điểm – cách khoảng 48.280 km gần với Trái Đất hơn so với phía bên kia (viễn điểm). Mặt trăng sẽ đi tới vị trí cận điểm của nó trên quỹ đạo quanh Trái Đất.
Theo giải thích của NASA, bởi vì Mặt trăng có một quỹ đạo hình elip, một cạnh – được gọi là cận điểm – cách khoảng 48.280 km gần với Trái Đất hơn so với phía bên kia (viễn điểm). Mặt trăng sẽ đi tới vị trí cận điểm của nó trên quỹ đạo quanh Trái Đất.
Khi Trái đất – Mặt trăng – Mặt trời thẳng hàng thì cận điểm của Mặt trăng đối diện với Trái đất hoặc Mặt trăng xung đối với Mặt trời. Lúc này, những cận điểm của nó được gọi là cận điểm sóc vọng, và ngày này là những ngày sóc vọng (ngày sóc vọng trong phong tục tập quán của chúng ta là ngày mùng 1 âm lịch và ngày rằm tức là 15 âm lịch).
Khi đó, Mặt trăng sẽ xuất hiện lớn hơn và sáng hơn nhiều so với bình thường trên bầu trời của chúng ta, và nó được gọi là một siêu Trăng – hay trong kỹ thuật gọi là một Mặt trăng cận điểm.
Siêu trăng lần này sẽ diễn ra vào 8:52am EST ngày 14/11, tức 19h52 phút theo giờ Việt Nam, tức là chúng ta hoàn toàn có thể được chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn hiếm có này.
Đừng bỏ lỡ nhé!
Nguồn:QTCS
Đừng bỏ lỡ nhé!
Nguồn:QTCS
Nhận xét
Đăng nhận xét