SUY TƯ VỀ NHAN ĐỀ MỘT TẬP THƠ
*
Nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ có mỹ ý gửi cho tôi một tập thơ ông dự định xuất bản, yêu cầu tôi viết vài lời giới thiệu. Mỹ ý này khiến tôi thành thật cảm kích. Tôi không phải là một thi nhân, mặc dầu đôi khi cũng góp vui đôi ba vần cảm hứng. Tôi cũng không phải một người chuyên khảo về thơ.Trái lại, tôi chỉ là một chuyên viên học luật, một thành phần dễ bị chê bai là hay lý luận kiểu thầy cò, chẻ sợi tóc làm đôi, bới lông tìm vết. Tệ hơn nữa, tôi còn là một kinh tế gia, quen xử dụng những bản thống kê phi nhân, vô cảm. Bình luận thơ của một thi sĩ chính danh, đối với tôi, quả là một việc liều lĩnh.Tôi ngần ngại, chưa biết viết gì để khỏi phụ lòng bạn quý thì chính lúc đó nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ lại tặng tôi Tập Thơ BẾN ĐỢI ông đã xuất bản chung với bà chị là nữ sĩ Kim Thành, năm 2007. Ông cho tôi hay rằng tập thơ sắp ra sẽ mang tên BẾN ĐỢI 2, dĩ nhiên với sự đồng ý của nữ sĩ Kim Thành. Điều này chứng tỏ là nhan đề BẾN ĐỢI có một ý nghĩa rất quan trọng đối với hai nhà thơ. Ý nghĩa gì? Tôi vội vã gửi một điện thư cho bạn Phú Sĩ, thỉnh cầu ông giải tỏa những thắc mắc của tôi. Hơn một ngày sau - có lẽ vì cần hội ý với nữ sĩ Kim Thành ở Hoa Kỳ - nhà thơ Phú Sĩ đã cho tôi biết là trong BẾN ĐỢI luôn luôn có sự đợi chờ, tình yêu trong BẾN ĐỢI là tình yêu lý tương và chung thủy. Câu trả lời của nhà thơ Phú Sĩ khêu gợi sự hiếu kỳ của tôi về một số điểm: Ai yêu? Yêu ai? Thế nào là tình yêu lý tưởng? Chờ đợi ai? Hay chờ đợi một sự việc gì? Chờ đợi đến bao giờ mới là chung thủy? Bến đợi ở nơi đâu? Có thật hay chỉ là mộng tưởng?
Để tìm giải đáp cho những câu hỏi tế nhị này, tôi quyết định đọc từng bài trong hai tập thơ nhận được gồm 38 bài thơ của Kim Thành ( trong Thi Tập Bến Đợi đã xuất bản ) và 76 bài thơ của Phú Sĩ ( thơ đã và chưa xuất bản ). Cuộc "điều nghiên" đã đem đến cho tôi một số khám phá thú vị.
*
Trước hết tôi đã gạt bỏ được một thành kiến sai lầm đối với loại thơ được gọi là thơ tự do. Từ lâu tôi vẫn tưởng rằng các thể thơ đều phải tuân thủ một số quy tắc bất khả xâm phạm về yếu vận, về cước vận, về âm thanh bằng trắc, về số từ trong mỗi câu v.v...Do đó mỗi khi thấy một bài thơ tự do, tôi thường chỉ lướt qua, không thiết tìm hiểu, chứ đừng nói chi tôi đọc đi đọc lại rồi ngâm nga khi cảm hứng! Nay đọc hơn trăm bài thơ của Kim Thành và Phú Sĩ, tôi mới thấy cái hay của thơ tự do khi tác giả dùng những lời giản dị, trong trẻo, những hình ảnh thông thường để diễn tả chân thành tâm trạng của mình với một âm điệu rất thơ. Đọc thơ của hai vị , tôi có cảm giác như chính tôi đang xúc động, đang mơ màng, đang suy tư. Nói khác, tôi cảm thông tức thì nỗi buồn, nỗi nhớ, niềm mong ước và cả tâm trạng bâng khuâng, vô định, thoát khỏi trần tục của hai vị. Phải chăng đó là ưu điểm của thơ tự do khi tác giả không để cho những quy tắc ước lệ hay những điển tích sách vở gò bó mình. Những câu thơ dài 7,8 chữ xen lẫn những câu chỉ có 2,3 chữ khiến tôi nghĩ tới nhịp tim đang hồi họp của một cựu thủy thủ đa cảm trên đường phiêu lãng cũng như sự thổn thức của người sương phụ khóc chồng...
*
Đời nghiêng nghiêng bóng hoàng hôn chợt tới
Như nhắc nhở
Một ngày không xa
Nước mắt em sẽ dài hơn hơi thở
Nỗi khổ sẽ vỡ bờ
Và trái đắng sẽ rớt thành thơ
Khi dốc mơ trần gian đành khép lại
Chị đi tìm anh cuối nẻo mịt mùng...
Như nhắc nhở
Một ngày không xa
Nước mắt em sẽ dài hơn hơi thở
Nỗi khổ sẽ vỡ bờ
Và trái đắng sẽ rớt thành thơ
Khi dốc mơ trần gian đành khép lại
Chị đi tìm anh cuối nẻo mịt mùng...
( Kim Thành, Nhớ Nghe Em )
Như vậy đó
Bờ bên này rất gần bờ bên kia
Mình vẫn xa ngàn dặm
Con sông chảy qua bao miền ước vọng
Hai bờ sông vẫn mãi mãi song song.....
Mình vẫn xa ngàn dặm
Con sông chảy qua bao miền ước vọng
Hai bờ sông vẫn mãi mãi song song.....
( Tôn Thất Phú Sĩ , Một Thoáng Mong Manh )
Trở lại nhan đề Bến Đợi, ta thấy hai nhà thơ Kim Thành và Phú Sĩ đã xuất bản những bài thơ riêng của mình trong một tập thơ chung với một nhan đề chung. Điều đó chứng tỏ là hai vị dù xa nhau cả một đại dương nhưng gần nhau trong tâm trạng buồn - nhớ.
Đọc thơ của Kim Thành, ta thấy rõ là bà dành tất cả tình yêu cho người chồng mất sớm: yêu ai yêu cả một đời. Không những thế , bà còn ước nguyện gặp lại người bạn đời trong kiếp sau:
Vậy là anh ơi đời ta đôi ngả
Hẹn kiếp sau trả nốt nợ trăm năm
( Kim Thành, Bỗng Một Hôm )
Hẹn kiếp sau trả nốt nợ trăm năm
( Kim Thành, Bỗng Một Hôm )
Bà nhất định " Ta Chừ Vẫn Đợi " , dẫu rằng:
Phút tương phùng anh ơi mong manh quá
Nhìn bốn bề chỉ thấy một hư không
( Kim Thành, Ta Chừ Vẫn Đợi )
Nhìn bốn bề chỉ thấy một hư không
( Kim Thành, Ta Chừ Vẫn Đợi )
Đọc thơ của Phú Sĩ, tôi cố tìm hiểu xem ông có yêu ai thắm thiết như bà Kim Thành yêu chồng không? Tôi chỉ thấy hoặc là một bạn gái hồi còn thơ ấu, yêu mà không biết rằng yêu, hoặc là một thiếu nữ thường gặp vì nhà cô ta ở trên đường đi tới trường Đại Học Huế, hoặc là một người ông yêu âm thầm không dám nói ra, đến lúc tỏ tình thì lại phải xa cách ngay vì nhiệm vụ quân sự của mình. Kể thêm nữa là những mối tình không ngày mai, trên đường phiêu lãng của người thủy thủ tài hoa... Như vậy , khi ông bày tỏ nỗi nhớ nhung, tôi có cảm tưởng là cái nhớ của ông không gắn với hình ảnh rõ ràng của một giai nhân nào hết.
Thí dụ trong bài "Huế Trong Tôi", ông tâm sự:
Em ở đó nhà em từ thuở nhỏ
........................................................
Anh ở trọ bên này vườn lặng lẽ
Thường theo em hai buổi học đến trường
Thường theo em hai buổi học đến trường
Trong bài "Biệt Ly", ông nói đến một người đẹp khác:
Vừa mới gặp em anh đã thương
Nhưng em hờ hững chẳng tơ vương
Nhưng em hờ hững chẳng tơ vương
.........................................................
Rồi bỗng một ngày em hiểu anh
Tình ta vằng vặc ánh trăng rằm
Là ngày anh xuống con thuyền nhỏ
Nợ tang bồng theo cuộc chiến chinh...
Tình ta vằng vặc ánh trăng rằm
Là ngày anh xuống con thuyền nhỏ
Nợ tang bồng theo cuộc chiến chinh...
Gần đây nhất là người đẹp ông gặp lại ở Paris rồi chia tay:
Người ơi người! đến chi rồi đi vội
Cho buồn thương vây kín cả trời Tây
Cho cô đơn ôm chặt tháng năm gầy
Con phố cũ... mai đây còn đâu nữa!
Cho buồn thương vây kín cả trời Tây
Cho cô đơn ôm chặt tháng năm gầy
Con phố cũ... mai đây còn đâu nữa!
( Tôn Thất Phú Sĩ, Chia Tay Người )
Sự gắn bó đậm nét, như nhất, khi đọc thơ Phú Sĩ, có chăng, chỉ là biển cả:
Bóng chiều lãng đãng hoàng hôn
Thuyền im sóng lặn nhớ vùng biển xưa
Thuyền im sóng lặn nhớ vùng biển xưa
( Tôn Thất Phú Sĩ, Phượng Tím )
Tàu đi xa nhẫn tâm không quay lại
Nhớ biển nhớ thuyền nước mắt rưng rưng
Nhớ biển nhớ thuyền nước mắt rưng rưng
( Tôn Thất Phú Sĩ, Chuyến Tàu Cuối )
Qua nhiều biến động, khi bước vào mùa thu của cuộc đời, nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ cảm thấy quạnh hiu, để rồi mộng mơ và ngóng đợi...
Hồn ta hướng lạc phương mờ
Đêm đêm nghe nặng mộng hờ gối tay
Đêm đêm nghe nặng mộng hờ gối tay
( Tôn Thất Phú Sĩ, Trong Đôi Mắt Em )
Ước gì ta biến thành cơn gió
Thổi cả rừng mơ để được yêu
Thổi cả rừng mơ để được yêu
( Tôn Thất Phú Sĩ, Trở Mùa )
Ngóng đợi gi? Phải chăng là sự tao ngộ với một giai nhân hư ảo, như trong tập truyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh?
Chiếc bóng đó là trăng hay là gió
Là muôn sao lộng lẫy giữa trời cao
Là tình yêu ôm ấp tự thuở nào
Đến bây giờ vẫn vấn vương trong nắng
Là muôn sao lộng lẫy giữa trời cao
Là tình yêu ôm ấp tự thuở nào
Đến bây giờ vẫn vấn vương trong nắng
Và hôm nay ...
Và hôm nay bỗng dưng ta gặp lại
( Tôn Thất Phú Sĩ, Chiếc Bóng )
Và hôm nay bỗng dưng ta gặp lại
( Tôn Thất Phú Sĩ, Chiếc Bóng )
Ta ao ước đưa em vào phiêu lãng
Buồm giương cao gọi gió giục thuyền xa
Thổi mát dịu tình xanh màu nước biển
Cùng dìu nhau đến bờ bến an bình
Buồm giương cao gọi gió giục thuyền xa
Thổi mát dịu tình xanh màu nước biển
Cùng dìu nhau đến bờ bến an bình
........................................................
Giấc mơ qua ...trôi dài theo sóng biếc
Người không về ta tỉnh mộng Liêu Trai
Người không về ta tỉnh mộng Liêu Trai
( Tôn Thất Phú Sĩ, Tỉnh Mộng )
Tỉnh mộng. Nhà thơ nhận thấy mình đã nhớ và đợi ...bâng quơ! Cái tâm trạng nhớ nhung bâng quơ này đã được diễn tả rất tài tình trong hai câu thơ:
Trong tôi như có gì đang mất
Một thoáng mơ hồ không biết tên
Một thoáng mơ hồ không biết tên
( Tôn Thất Phú Sĩ, Giọt Mưa Ngà )
Tỉnh mộng. Một lần, bên bờ sông Seine, giữa mênh mông của đất trời và sóng nước, ông chợt nhận ra:
Anh chợt nhận ra
Em chỉ là cánh gió
Thổi vào hồn anh một thoáng mong manh!
Em chỉ là cánh gió
Thổi vào hồn anh một thoáng mong manh!
( Tôn Thất Phú Sĩ, Một Thoáng Mong Manh )
************
Đến đây tôi đã tìm được giải đáp cho mấy điểm khiến tôi thắc mắc. Đặc biệt cuộc tìm hiểu này đã mang lại cho tôi một cơ hội thú vị để thưởng thức cái hay, cái đẹp của thơ tự do, một loại thơ từ lâu tôi không để ý vì thành kiến./.
*
Paris tháng 4 năm 2010
Khuê Trai - Vũ Quốc Thúc
Khuê Trai - Vũ Quốc Thúc
TÔI ĐỌC THƠ TÔINhững lúc buồn buồn tôi đọc thơ tôi
Để thấy lại đời mình qua năm tháng
Từ những xuân sang có nắng lụa vàng
Đến những đông tàn buốt ngọn sầu đông
Tôi đọc thơ tôi trôi trên biển nhớ
Thấy nhấp nhô ngọn sóng ngất ngây say
Thấy bến thấy bờ vẫy tay quờ quạng
Rồi bàng hoàng thương tiếc tuổi xa bay
Hỡi những người cùng tôi chia nỗi nhớ
Hãy đọc thơ tôi bằng trái tim yêu
Ôm hạnh phúc trong tiếng cười rạng rỡ
Thở cùng tôi tiếng khóc vỡ hồn hoang
Mảnh hồn tôi, mảnh hồn thơ vụng dại
Rẽ đường mây, qua vạn lý trùng trùng
Mắt nhạt nhòa Liêu Trai hoài cố quận
Mơ tương phùng huyễn hoặc một vầng trăng
Mảnh hồn tôi, mảnh hồn thơ viễn mộng
Đi tìm trăng giữa đêm tối mịt mùng
Tâm bước nhẹ trên hoang tàn đổ nát
Nghe chơi vơi tình tự với ngàn sao
Tôi đọc thơ tôi xanh xao một cõi
Tiếng gọi thầm mặn chát giọt sầu rơi
Người ở nơi đâu? Đường nào Bến Đợi ?
Thuyền xa khơi, xin một lối tìm về...
Kim ThànhNovember 2010
Để thấy lại đời mình qua năm tháng
Từ những xuân sang có nắng lụa vàng
Đến những đông tàn buốt ngọn sầu đông
Tôi đọc thơ tôi trôi trên biển nhớ
Thấy nhấp nhô ngọn sóng ngất ngây say
Thấy bến thấy bờ vẫy tay quờ quạng
Rồi bàng hoàng thương tiếc tuổi xa bay
Hỡi những người cùng tôi chia nỗi nhớ
Hãy đọc thơ tôi bằng trái tim yêu
Ôm hạnh phúc trong tiếng cười rạng rỡ
Thở cùng tôi tiếng khóc vỡ hồn hoang
Mảnh hồn tôi, mảnh hồn thơ vụng dại
Rẽ đường mây, qua vạn lý trùng trùng
Mắt nhạt nhòa Liêu Trai hoài cố quận
Mơ tương phùng huyễn hoặc một vầng trăng
Mảnh hồn tôi, mảnh hồn thơ viễn mộng
Đi tìm trăng giữa đêm tối mịt mùng
Tâm bước nhẹ trên hoang tàn đổ nát
Nghe chơi vơi tình tự với ngàn sao
Tôi đọc thơ tôi xanh xao một cõi
Tiếng gọi thầm mặn chát giọt sầu rơi
Người ở nơi đâu? Đường nào Bến Đợi ?
Thuyền xa khơi, xin một lối tìm về...
Kim ThànhNovember 2010
Doãn Quốc Sĩ nói về Thơ TonThayPhuSi:
*Nhà văn
Doãn Quốc Sỹ
NHỮNG BÀI THƠ - TÔNTHẤT PHÚ SĨ
Doãn Quốc Sỹ
Một hôm nọ nhà thơ Việt Hải có gửi cho tôi dăm
bài thơ tiêu biểu cho nhà thơ Tôn Thất Phú
Sĩ, mà tôi xin đề tắt là TTPS. Tôi đọc
thơ TTPS hôm nay, tôi chạnh lòng nhớ về nhiều
năm về trước đây khi anh em bạn bè chúng tôi
sinh hoạt thơ văn tại Hà Nội trước 54 và tại
Sài Gòn trước 75.
"Biển" là tên
của bài thơ mà nhà thơ của chân trời Ba Lê thơ
mộng đã sáng tác để kể về giấc mộng hải
hồ của người Sĩ quan Hải Quân VNCH, khi anh
vượt muôn trùng, băng đại dương. Dưới đáy
sâu của lòng đại dương anh nhắn nhủ ước mơ
của mình:*"Biển
ơi ! cho ta giòng máu
Giang hồ từ thuỡ me
sinh
Ta đi
biển xanh màu nước
Ta về biển trắng bạc
tình
Trùng
dương cho ta gởi lại
Người tình yêu dấu ta
thương"*Sự
bóng bẩy của thơ TTPS làm tôi liên tưởng đến
thơ của Vũ Đình Liên trong bài "Chia
phôi":*"Ở
chốn đường khơi ta tưởng đến em
Xa xôi nên lại nhớ
nhung thêm
Than ôi phiêu dạt đời
mưa gió
Mà chút tình xưa vẫn
chẳng quên"*Thơ
của Thế Lữ cũng linh động không kém qua những
vần thơ xao xuyến:*"Làn
gió qua hiên vi vu thổi
Hồn xuân nhuốm thảm
chí phiêu lưu
Than ôi ! Mê mãi theo
mây nước
Đâu phải lòng ta
chẳng biết yêu"*Nhà
thơ R. W. Raymond đặt bài thơ "Bài ca"
(Song), tôi phỏng dịch lời Việt như sau, chú
thích (1):*"Anh
sẽ yêu em vương tình trong gió
Như tình vũ bão, như
bền duyên
Để xóa tan dâu bể án
đường
Để không màng lý lẽ
đúng sai ?
Dẫu đam mê cơn gió
tình trường
Chẳng bao giờ vĩnh
viễn yêu đương.*Nhà
thơ TTPS của vùng trời đại dương biển mộng
cho những sóng gió giữa biển cả trùng dương hay
tình cô gái nhỏ dỗi hờn, sự đam mê hải hồ
gắng liền với sự thủy chung của người em
nhỏ ở hậu phương. Phải chăng tình yêu đông
tây của 2 nhà thơRaymond và TTPS có
những điểm
tương đồng. TTPS với bài "Trăm Năm Anh Theo
Biển":*"Trăm
năm anh theo biển
Trăm năm em theo anh
Biển dỗi
hờn dậy sóng
Em dỗi hờn lặng
thinh*Anh
yêu ngàn khơi rộng
Có tấm lòng bao dung
Người yêu
anh bé nhỏ
Thương mến màu thuỷ
chung"*Nhà
thơ Quang Dũng trong bài "Trắc Ẩn" cho
thấy sự nhớ nhung giữa hai người. Những câu
thơ nặng trĩu niềm nhung nhớ như:*"Chiều
ấy em về thương nhớ ai ?
Tôi chắc đường đi
đã rất dài
Tim tím chiều hôm lên
bóng núi
Dọc đường mờ những
cánh hoa phai."*Trong
nỗi niềm như nhà thơ Quang Dũng, TTPS ẩn chứa
tâm sự trong bài thơ "Anh Ở Bên Này Tuy Rất
Xa", nhà thơ TTPS diễn tả ý thơ khi hướng
về bên kia bờ đại dương trong năm tháng dài mà
lòng cô liêu:*"Anh
ở bên này tuy rất xa
Gởi về em gái rất
thật thà
Lời thương yêu đó...
không dối trá
Từ trái tim hồng anh
nói ra*Anh
ở bên này tuy rất xa
Bắc thang lên hỏi ánh
trăng già
Trăng bao nhiêu tuổi
đời cô tịch
Trăng vẫn là trăng
riêng của ta."*Khi
lòng trao hẹn ước vĩnh viẽn, nhà thơ Tế Hanh
phác họa bài thơ "Tình Yêu và Vĩnh
Viễn" mà lời như sau:*"Anh
gặp em trong thời biến chuyển
Vừa ban mai sao đã ban
chiều ?
Anh biết dù tình yêu
không vĩnh viễn
Vẫn đi tìm vĩnh viễn
của tình yêu."*Kế
tiếp là bài thơ "Tình Không Biên Giới Không
Thời Gian", TTPS nói đến sự kiện đi tìm
một tình yêu thiên thu, tựa như nhà thơ Tế Hanh
đi tìm một tình yêu vĩnh viễn trong thơ của
ông:*"Từ
thuở xa xưa đã biết là:
Tình yêu không có tuổi
phôi pha
Vừa 16 tình đầu thổn
thức
Đến 60 tim vẫn thiết
tha
*Ban
sơ 16 xinh như mộng
Hai đứa vu vơ bắt
bướm hồng
60 rồi trái tim rướm
máu
Tình
buồn rơi trên lá sầu đông
*Dù
em có hận hay oán trách
Tình xưa vẫn không
chết đâu em
Có gì xa vắng từ sâu
thẳm
Thiên thu muôn kiếp
vẫn đi tìm."*Mùa
xuân về trong thơ Hồ Dzếnh có tình cho nhau trong
chờ đợi, mong nhớ suốt thiên thu:*"Anh
chờ đợi em suốt bấy lâu
Nhủ thầm: Xuân thắm
chả phai đâu
Một khi xuân thắm là
mong nhớ
Và cả thiên thu: vĩnh
viễn sầu."*Trong
bài "Mùa
Xuân Năm Ngoái" TTPS gửi tặng
người tình của anh ... hoa mùa xuân từ năm
rồi đến năm nay trong chờ đợi của
mộng . Tình
bỏ neo ngóng trông, ý không xa thơ của thi
sĩ Hồ
Dzếnh là bao:*"Với
tay hái nụ hoa trên cành
Gởi tặng về anh một
mùa xuân
Mùa xuân năm ngoái trong
như ngọc
Mùa xuân này sao thấy
bâng khuâng*Nghe
như chim hót thoáng qua đèo
Một mănh trời xuân
rơi rớt theo
Giọt sương c̣òn
đọng trên môi mặn
Mà ngỡ tì́nh anh đang
bỏ neo !"*Thi
sĩ Richard M. Milner của Vương quốc Anh trong bài
thơ "Only We", mà tôi phỏng tác ra bài
Việt ngữ là "Chỉ Hai Chúng Mình” (2):*"Môi
thương ánh mắt chúng mình
Yêu tình sống chết
bóng hình có nhau
Em, anh dẫu có thế
nào
Đôi
ta duyên nợ tình trao hai người."*Như
ý tưởng của Milner, nhà thơ TTPS ngợi ca tình
yêu có những mặn nồng có nhau. Bài "Khi Em
Nằm Ngủ" là một giấc ngủ như mơ, nét
hồn nhiên khiến tác giả quên đi bao ưu phiền,
như thế những ý nghĩ của những vần thơ đông
tây có những giá trị chung trong cuộc
sống:*"Một
ít buồn trong giấc ngủ say
Bỗng dưng thoáng thấy
mắt em cười
Như có điều chi em
muốn nói
Thẹn thùng đôi má
ửng hồng tươi*Có
thể em vừa nghĩ đến ai
Anh đi rón rén đến
bên giường
Sợ động hồn em lay
tỉnh mộng
Hôn nhẹ bờ môi một
chút thương*Ngủ
đi, em ngủ rất hồn nhiên
Cho anh xin hết những
ưu phiền
Hương đêm thoang
thoảng mùi hoa dại
Vì ai em phải cứ nằm
mơ."*Thơ
của Tôn Thật
Phú Sĩ mang nét dịu dàng, lời thơ trung
thực, mượt mà. Nếu phải đi tìm sự tương
đồng về giá trị đông tây, thơ TTPS dồi dào
không kém. Và nếu phải đọc những vần thơ
tiền chiến và thơ của TTPS thì thơ anh
có những nồng nàn chẳng kém người đi
trước.Tôi
thành thực chia vui cùng anh cho hình thành tuyển
tập những bài thơ : Tôn Thất Phú
Sĩ.
*Doãn Quốc
Sỹ
Houston,
24/05/05.**Chú
thích:(1):
bài thơ “Song:Shall
l love you like the wind, love,
That is fierce and
strong,
That
sweeps all the barriers from its path
And reeks not right or
wrong?
The
passion of the wind, love,
Can never last for
long.R.W.
Raymond(2):
bài thơ “Only We”
Lipon lip, and eye to eye
Love to love, we live, we
die
No more
thou, and no more I,
We, and only
we!Richard M.
Milner
Nhận xét
Đăng nhận xét