NĂM KHỈ - CHUYỆN KHỈ


Chuyện cười về khỉ

Đàn khỉ nhịn ăn
Có một bài học luân lý nói về việc khó ai có thể cưỡng lại sự cám dỗ, Ấn Độ có câu chuyện dân gian Đàn khỉ nhịn ăn như sau.
Một đàn khỉ nọ nảy ra ý định sẽ nhịn ăn một ngày. Con đầu đàn nói:
- Trước khi chúng ta bắt đầu nhịn ăn, tôi nghĩ mỗi chúng ta nên để sẵn sàng thức ăn bên cạnh để đến khi buổi nhịn ăn chấm dứt, chúng ta khỏi phải mất công đi tìm.
Tất cả đàn khỉ đều đồng ý hài lòng. Khỉ đầu đàn ra lịnh cho mấy con khỉ thanh niên khỏe mạnh tìm được mấy nải chuối chín thơm ngon đem về. Vợ khỉ chúa nêu ý kiến:
- Hãy chia trước số quả chuối cho mọi thành viên để bảo đảm là ai cũng có phần ăn đầy đủ.
Đám khỉ lại đồng loạt tán thành vì ai cũng muốn có phần trước cho yên chí.
Chỉ một thoáng sau, một con khỉ nhỏ nói:
- Tôi lột vỏ trái chuối của tôi trước có được không? Tôi muốn xem bên trong nó có bị hư thối gì không.
Đám khỉ lại nhao nhao lên. Khỉ đầu đàn miễn cưỡng chấp thuận. Thế là con nào cũng bóc vỏ trái chuối và nhìn một cách thèm thuồng.
Một con khỉ mập béo mạnh dạn đề nghị:
- Thưa xếp. Lúc tuyệt thực cần phải giữ im lặng. Tôi đề nghị chúng ta hãy ngậm trái chuối trong miệng sẵn để rảnh hai tay ngồi thiền.
Khỉ chúa ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Thôi được. Hãy bỏ chuối vào miệng sẵn nhưng không được nuốt nghe chưa.
Thế là con khỉ nào cũng nhanh nhẹn cho chuối vào miệng ngậm. Xong chúng e dè liếc mắt nhìn nhau. Và chúng ta có thể tưởng tượng chuyện gì xảy ra. Con khỉ nào cũng bối rối cố cưỡng lại sự cám dỗ của vị ngọt và mùi thơm của chuối trong họng. Buổi nhịn ăn của đàn khỉ kết thúc một cách nhanh chóng.
Khỉ cũng có ông nội
Ngày xửa ngày xưa, có một người bán nón nghèo tại một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ. Ông tạo lập sinh kế bằng nghề đan nón rồi mang đi bán ở thị trấn lân cận; lộ trình phải ngang qua một khu rừng thưa.
Trong một chuyến nọ, ông mệt ngồi nghỉ dưới gốc cây rồi ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, ông giật mình thấy chồng nón đã biến mất. Sau đó ông mới thấy một bầy khỉ đội nón ngồi trên cây. Ông nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời để lấy lại đống nón của mình. Ông đứng lên, lột chiếc nón ông đang đội trên đầu quơ quơ cho đám khỉ thấy rồi thảy nó xuống đất. Do thói quen hay bắt chước, đám khỉ cũng lột nón quăng theo. Người bán nón sau đó chỉ việc lượm lại tất cả những chiếc nón và hí hửng lên đường.
Thời gian trôi qua, người bán nón đã già nên nhường việc đi bán xa lại cho đứa cháu trai đảm trách. Ông căn dặn đứa cháu nếu bị đám khỉ lấy nón thì phải nên làm gì. Người cháu vâng dạ xong bưng chồng nón lên đường. Khi đi qua khu rừng đó, cậu ta cũng mệt và ngủ thiếp đi để rồi khi thức dậy, cậu thấy chồng nón biến mất. Sau đó, cậu nhìn lên cây thì thấy những con khỉ đội nón.
Mỉm cười với chính mình, cậu nói thầm: "Aha! Mình biết phải làm gì để đối phó với chuyện này rồi. Mình sẽ áp dụng mẹo vặt mà ông nội đã dạy!" Thế rồi cậu đứng lên lột nón đang đội quăng xuống đất, đinh ninh rằng đám khỉ cũng sẽ làm như vậy. Cậu chờ đợi. Một con khỉ nhỏ chưa có nón đang ngồi trên cây nhanh nhẹn phóng xuống lượm cái nón và nói: "Ha ha! Ông nội tui cũng dạy tui vậy!"
Người di dân ngoan đạo
Hồi xưa tại một vùng đất thuộc địa Nam Phi có một người di dân Hòa Lan tới khai hoang lập nghiệp. Một ngày nọ, trong lúc cắm cúi dựng hàng rào nông trại giáp rìa một cánh rừng, ông làm rớt quyển thánh kinh trong bụi cây mà không hay biết. Chợt nhớ, ông tìm mãi nhưng không thấy.
Khoảng mấy ngày sau, trong lúc ông làm việc thì một con tinh tinh cầm quyển thánh kinh đến đưa cho ông. Ông vô cùng kinh ngạc và không thể tin ở mắt mình. Ông ngước mắt lên trời và thốt lên:
- "Cám ơn Chúa. Đây đúng là một phép lạ!"
Con tinh tinh lắc đầu. Nó chỉ ngón tay vào cái tên viết sau bìa sách, xong nó chỉ người di dân như ngầm bảo:
- "Phép lạ gì ông ơi! Tên và địa chỉ của ông ghi rành rành sau bìa sách đây nè!"
Khỉ nghiện thuốc
Ở Ấn Độ, một con khỉ nọ sinh ra và sống suốt quãng đời trong giam cầm cho mục đích thí nghiệm y học. Một tối nọ, do người canh giữ sơ hở, con khỉ chạy thoát ra ngoài. Bằng sự kỳ diệu nào đó, sáng sớm hôm sau nó gặp một đàn khỉ sống tự do ngoài rìa thành phố. Đàn khỉ chào mừng cho nó nhập bọn, đối đãi với nó một cách thân tình, cả ngày đưa nó đi khắp chỗ và chia sớt nhiều thứ thức ăn ngon lạ mà nó chưa bao giờ được nếm trước đó.
Khi trời chiều sắp cuối ngày, đàn khỉ sắp sửa đi về nơi trú ngụ qua đêm. Một đứa bạn mới hỏi nó có vui không. Nó nói vui lắm. Bạn bảo nó hãy đi theo đàn. Nó đáp:
- "Tôi xin lỗi, tôi đã có một ngày tuyệt vời trong đời, nhưng tôi không thể theo sống chung với các bạn được."
Cả đàn khỉ hoang dã ngạc nhiên nhìn nó chằm chằm. Một con hỏi:
- "Tại sao? Chúng tôi tưởng bạn thích cuộc sống tự do ở đây?"
Con khỉ bị giam hãm cả đời tội nghiệp trả lời:
- "Nhưng tôi phải quay trở lại phòng thí nghiệm. Người ta cho tôi hút thuốc lá 3 lần một ngày. Tôi thèm một điếu thuốc muốn chết được!"
 
Khỉ cãi nhau
Tại một chuồng khỉ trong sở thú, một cô gái nọ nắm tay đứa em đang đứng xem đám khỉ làm đủ trò. Thấy hai con khi đang làm cái việc di truyền nói giống, đứa em liền hỏi:
- Chị ơi, hai con khỉ nó đang làm gì vậy chị?
Người chị lúng túng trả lời:
- Hai con khỉ đó đang cãi nhau đó em à.
Một thanh niên đứng bên cạnh nghe vậy liền nói:
- Không phải đâu! Hai con khỉ đó đang.....
Cô chị liền nạt anh ta:
- Ơ cái anh này! Ai khiến anh xía vô.
Gã nọ không vừa:
- À! cô định "cãi nhau" với tôi hả?
 
Sao ít thấy khỉ đột ở đây
Một con khỉ đột bước vào một quán rượu và gọi một lon bia. Người phục vụ quầy rượu tuân lời nhưng trong bụng khinh thường. Giá lon bia chỉ có 5 đồng nhưng khi con khỉ hỏi bao nhiêu, anh ta lại bảo là 10 đồng. Con khỉ cũng đưa 10 đồng trả rồi ngồi nhâm nhi lon bia lạnh.
Người phục vụ quầy rượu giả vờ thân mật hỏi:
- Sao quanh vùng này ít khi nào tôi thấy khỉ đột.
Con khỉ đột đáp:
- Với giá bán bia đắt ở đây, bạn ít thấy khỉ đột lui tới thì đâu có gì ngạc nhiên.
 
Cây súng để làm gì?
Vào một buổi sáng nọ tại một thị trấn nhỏ ở Nam Phi, một người chủ nông trại nhìn ra cửa sổ giựt mình thấy một con khỉ đột trên cây trong sân trước. Tức khắc ông bốc điện thoại gọi cấp cứu. Mươi phút sau, một chiếc xe của Sở Quản Lý Thú Hoang Dã có kéo thùng rờ mọt tới.
Một nhân viên kiểm lâm cầm súng dài bước xuống, dẫn theo một con chó béc giê. Chủ nhà ra sân đón chào và chỉ con khỉ trên cây cao cho người lính kiểm lâm thấy. Ông này quan sát tình thế một hồi xong bảo chủ nhà:
- Tôi đã nghĩ ra kế hoạch bắt con khỉ rồi. Như thế này nhá. Ông cầm sẵn cây súng này; tôi sẽ leo lên cây và có cách quấy phá cho con khỉ rớt xuống. Chừng đó con chó đã được huấn luyện sẽ ngoạm hạ bộ con khỉ và lôi nó lên thùng rờ-mọt.
Chủ nông trại hỏi:
- Vậy ông đưa tôi cây súng này để làm gì?
- Để lỡ trường hợp nếu chẳng may tôi rớt xuống đất trước và con chó tưởng lầm nhào tới thì ông cứ bắn nó cho tôi.
 
Ông đại sứ thích khỉ
Ngày xưa có một nhà ngoại giao đồng tính được nhà vua cử đi làm đại sứ ở xứ xa. Chẳng may chuyến tàu của ông bị bão tố đánh chìm nhưng may mắn ông vớ được phao trôi giạt lên một đảo hoang, nơi đó chỉ có một con khỉ đực sinh sống. Lâu ngày bị nhu cầu sinh lý thôi thúc, ông có ý định muốn dụ dỗ con khỉ để liên hệ xác thịt với nó nhưng chưa thực hiện được.
Thế rồi một ngày kia có một chiếc du thuyền nhỏ chạy gần đảo chạm phải đá ngầm bị lật. Thấy vậy, ông bơi ra và cứu được một thiếu nữ đẹp. Vào đến bờ an toàn, cô gái ngỏ lời:
- Để tạ ơn cứu tử của ân nhân, thiếp đây nguyện sẽ làm bất cứ điều gì ân nhân sai bảo.
Ông đại sứ mừng rỡ:
- Vậy thì tốt quá! Cô phụ tôi một tay để bắt con khỉ nhé!
 
Đi săn thật không?
Một ông nha sĩ giàu có nọ có sở thích săn bắn. Năm nào ông cũng nghỉ phép để đi săn ở châu Phi. Một lần thấy đàn khỉ, ông đưa súng lên bắn làm một con khỉ bị thương. Ông không ngờ con khỉ đầu đàn rất to lớn rình từ đàng sau đến chộp cổ ông, tước lấy súng bẻ gẫy vứt xuống đất. Con khỉ nói:
- Đáng lẽ tôi xé xác ông để trừng trị về cái tội ông muốn sát hại chúng tôi. Nhưng lần này tôi chỉ hiếp ông để cảnh cáo. Tụt quần ra! Khum xuống! Ông nha sĩ giàu riu ríu nghe theo và nhận hình phạt.
Trở lại làm việc, suốt năm ông chỉ mong mau tới kỳ phép tới để đi săn trả thù con khỉ đột. Kỳ nghỉ hè đã đến, ông sắm súng mới và bay sang châu Phi đến khu rừng cũ. Sau mấy ngày theo dõi, ông cũng tìm ra đàn khỉ nọ. Thấy một con khỉ to lớn như con khỉ đã làm nhục ông năm trước, ông vội vã đưa súng bắn. Chưa kịp bóp cò, ông đã bị giật súng. Sững sốt, ông quay lại: con khỉ năm trước! Nó nói:
- Lần trước ông bắn cháu tôi bị thương; lần này ông định giết anh tôi. Thật là tội ông đáng chết. Nhưng loài khỉ tôi không dã man như loài người. Vậy tôi chỉ phạt cảnh cáo ông như lần trước.
Thế là ông nha sĩ giàu nọ lại nhận lãnh hình phạt.
Kỳ săn năm sau nữa ông trở lại khu rừng đó, chưa kịp làm gì thì đã bị chộp cổ và hỏi:
- Nói thiệt đi. Mục đích ông tới đây không phải là để đi săn, đúng không?
 
Khỉ suýt mất mạng vì Rùa chậm
 Ngày xưa trong khu rừng già nọ, một trận hạn hán dữ dội xảy ra khiến cho nhiều cầm thú chết đói. Chúa tể sơn lâm là sư tử họp tất cả các giống vật lại để tìm một giải pháp cứu mạng dân. Một số thú vật đề nghị rằng vì lúc này là thời gian rất tệ hại, tình cảnh vô cùng nguy ngập, chúng phải ăn thịt nhau để sống.
Nhưng chúng cũng không muốn ăn thịt nhau cho lắm, nên chúng phải tranh tài. Mỗi con phải kể một chuyện khôi hài. Câu chuyện phải rất tiếu lâm và tất cả đám đều phải cười. Nếu chuyện không đủ vui thì dù chỉ một con trong đám không cười, con vật đó phải bị ăn thịt; chúng phải ăn thịt nhau để sống bởi vì không còn thức ăn gì khác.
Thế là chú voi bước ra kể một câu chuyện khôi hài. Chuyện thật tiếu lâm! Mọi con vật đều cười lăn cười bò, cười cho đến khi đau cả bụng. Nhưng một con không cười, đó là con rùa. A! Cho nên mọi thú vật đều cảm thấy tội nghiệp cho chú voi kia vì câu chuyện thật tức cười. Nhưng luật là luật. Con rùa không cười, nên tất cả mọi con vật phải ăn thịt con voi.
Rồi chúng tiếp tục cuộc thi với một con khác, con hươu cao cổ. Nó cũng kể một câu chuyện thật buồn cười. Mọi thú vật đều cười, ngoại trừ con rùa; con rùa vẫn không cười. Áp dụng đúng Luật là luật, chúng ăn thịt con hươu.
Rồi cuộc thi lại tiếp tục và tiếp tục. Sau một hồi, hầu hết các con vật đều bị ăn thịt. Ðến phiên con khỉ kể chuyện vui thì chỉ còn lại vài con. Nó sợ quá, run lên, nhìn về phía con rùa, không dám mở miệng.
Nhưng bỗng nhiên con rùa bắt đầu cười: "Ha ha! Ha ha! Ha ha! Ha ha! Tức cười quá! Chuyện con voi kể thật buồn cười!"
 
Thế này mà khôn ư?
Ngày nghỉ, một anh chàng đến sở thú xem khỉ. Anh ta ném cho chú khỉ nọ hạt lạc, chú khỉ nhặt lên đặt vào hậu môn rồi bỏ vào miệng. Anh ta thốt lên:
– Kinh quá!
Sau đó anh ta ném cho chú khỉ hạt lạc khác, nó cũng nhặt lên, đặt vào hậu môn rồi lấy ăn. Anh ta lại thốt lên:
– Kinh khủng quá!
Anh ta đến nói với người trông coi sở thú gần đó:
– Này bác, kia đúng là một con khỉ ngu xuẩn.
Người trông coi sở thú đáp:
– Không đâu, nó là con khỉ thông minh nhất đấy.
– ?????
– Tuần trước có ai ném cho nó quả đào to, nó ăn luôn, hạt đào không ra được. Vì thế mà giờ mỗi khi ăn gì nó phải đo trước khi ăn.
 
Ai ngu hơn?
Ngày kia có một chàng khờ đi xem sở thú. Tình cờ khi đứng trước chuồng khỉ đột, chàng ta cúi xuống để buộc lại dây giày đang sút ra. Bỗng chàng khờ nhận thấy con khỉ đột cũng cúi xuống chân tuy nó không có giày. Sau đó, khi anh đứng dậy, anh thấy con khỉ đột cũng đứng dậy.
Để xem đây có phải chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không, anh ta lại cúi xuống giả vờ buộc giày. Một lần nữa, con khỉ đột cũng cúi xuống. Anh đứng lên và nó cũng đứng lên. Sau khi liếc nhìn qua vai của mình để đảm bảo rằng không có ai khác ở xung quanh, chàng khờ nhảy dựng lên trong không khí. Con khỉ đột cũng nhảy lên. Anh khờ thích chí quá khi biết chắc khỉ đột sao chép tất cả mọi thứ chàng đã làm.
Cuối cùng, anh khờ nghĩ ra một trò hơi khó để thử tài bắt chước của con khỉ. Anh ta bẻ lận hai mí mắt lên. Đến lúc này, bỗng dưng con khỉ đột nổi sùng. Nó vươn cánh tay dài của nó kéo anh khờ sát gần song sắt, thoi vào mặt anh ta một cú mạnh và xé rách cả áo anh ta. May là một nhân viên sở thú trờ đến; con khỉ sợ mới buông anh khờ ra.
Nhân viên sở thú hỏi:
- Ông có sao không? Cớ sự làm sao vậy?
Chàng khờ kể:
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi làm một vài động tác như cúi xuống buộc dây giày, nhảy dựng lên khỏi mặt đất, vân vân. Con khỉ bắt chước làm theo như thường. Đến khi tôi bẻ lận mí mắt lên thì nó giận dữ hành hung tôi.
Nhân viên sở thú thốt lên:
- Thì ra vậy! Thảo nào!
Chàng khờ thắc mắc:
- Như vậy nghĩa là sao?
- Theo tín hiệu ngôn ngữ của khỉ đột, bẻ mí mắt có nghĩa như tiếng chửi nặng nhất của con người. Nó tức điên lên là phải rồi.
 Chàng khờ cay cú bỏ về mà trong lòng vô cùng ấm ức.
Ngày hôm sau, cũng chọn vào giờ sở thú vắng khách, chàng khờ trở lại chuồng khỉ đột, xách theo một cái bao lớn.
Một lần nữa, sau khi đảm bảo rằng không có ai theo dõi, anh bắt đầu làm vài trò khỉ và con khỉ đột cũng làm tương tự.
Sau vài phút, ngó trước ngó sau không thấy ai gần, anh lôi trong túi ra hai con dao đồ tể và ném một con vô chuồng. Anh ta cầm con dao múa may trên không; con khỉ cũng bắt chước làm y như vậy. Thế rồi anh khờ quay mặt qua hướng khác lén lôi trong túi xách ra một khúc xúc xích dài và kẹp chặt nó giữa hai đùi. Xong anh ta xoay người lại, quơ dao cắt xoẹt khúc xúc xích đứt lìa.
Bấy giờ, khỉ đột vứt con dao lại cho anh khờ. Nó đưa tay lên mặt và lận hai mí mắt. HCA xin diễn thơ như sau:
 
Có một chàng Khờ đi xem sở thú
Tới chuồng khỉ đột thì sút dây giày
Khờ bèn cúi xuống để cột lại ngay
Chợt thấy khỉ đột cũng đang bắt chước.
 
Cột dây giày xong Khờ bước tới trước
Khỉ đột thấy vậy thì cũng làm theo
Khờ không tin nên ngó trước ngó sau
Chẳng có ai hết nên Khờ nhảy dựng.
 
Khỉ đột ta cũng nhảy lên cà tửng
Khờ lấy làm khoái chí thích ghê
Nghĩ ra trò hơi khó cho khỉ chê
Lận mí mắt lên chọc quê con khỉ.
 
Ngờ đâu khỉ nổi xung nộ khí
Phóng một thoi Khờ xiểng niểng tê gân
Cũng may có người chăn thú tới gần
La con khỉ buông Khờ ra kịp lúc.
 
Ông ấy hỏi Khờ đâu là uẩn khúc
Khờ kể sự tình tất cả đầu đuôi
"Tôi lận mí mắt sao nó đánh tôi?"
Thiệt là lạ, Khờ ta thắc mắc.
 
Người chăn thú bỗng cười lên hăng hắc
Bảo với khỉ bẻ mắt là chửi cha
Nặng lắm đó nên khỉ không tha
"Nó tức điên lên thụi ông là phải!"
 
Khờ tức anh ách hôm sau trở lại
Đem theo xúc xích và cặp dao phay
Chờ lúc vắng người giả bộ múa may
Rồi lấy một dao thảy vào cho khỉ.
 
Khờ kẹp khúc dồi giữa chân thật kỹ
Giả cắt của quý xoẹt cái đứt ngay
Khỉ lắc đầu vứt lại cái dao phay
Xong nhìn Khờ và… lận hai mí mắt.
 HCA.




Nhận xét