5. Baveno và đá hoa cương hồng

5. Baveno và đá hoa cương hồng
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Ferry terminal.jpg
Phan Hạnh
Baveno là một thị trấn nhỏ bên bờ hồ Maggiore và cách Stresa 3 km về hướng bắc. Thay vì từ Stresa lấy xe bus đi đường bộ thẳng đến Baveno, chúng tôi đi bằng phà. Rời phà lên bờ khoảng 9 giờ sáng ngày Thứ Bảy 6-6, chúng tôi tạt vào các gian hàng bán sản phẩm địa phương: trái cây tươi, bánh mứt, đồ tiểu công nghệ bằng gỗ, đồ trang sức bằng đá và vỏ ốc, đồ trang trí mỹ thuật, tranh họa, v.v... Baveno là vùng cung cấp đá hoa cương màu hồng nổi tiếng của Ý nên không thể thiếu gian hàng bán các tượng điêu khắc nhỏ.
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 02.jpg
Nhóm chúng tôi trước bến phà Baveno
Chúng tôi mua một mớ trái cây phơi khô như táo, mơ, mận rồi chia nhau vừa đi dạo vừa nhai tự nhiên như người… Việt. Stresa và Baveno cùng có con đường đi dạo (promenade) bọc dọc theo bờ vịnh Borromean thuộc hồ Maggiore, cũng có công viên cây già bóng mát, băng ghế cho khách bộ hành chân yếu như tôi ngồi nghỉ mệt ngắm hoa thơm cỏ lạ.
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno 1.jpg
NAG Vũ đang trả tiền sau khi mua một bịch mứt trái cây khô
Đặc biệt Baveno có một kiến trúc điêu khắc làm bằng những tấm đá phẳng dựng từ mặt nước trông rất lạ mắt mà chúng tôi không thể bỏ qua chụp ảnh. Đây là tác phẩm của điêu khắc gia Fabrizio Bianchetti dựng lên năm 1997 và có tên là "Il Lago e le Montagne" (Hồ và Núi).
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 03.jpg
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 10.JPG
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 11.JPG
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 12.JPG
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 04.jpg
Lối đi dạo bên trái có màu hồng nhạt vì đó là vụn đá hoa cương hồng, một "đặc sản" của Beveno.
Có thể nói những mảnh nhỏ của Baveno đã hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là đá hoa cương hồng của Baveno rất được ưa chuộng vì màu sắc và phẩm chất, được xuất cảng đi khắp Âu Mỹ và các nơi khác; không chừng trong nhà bạn cũng có là mặt bồn rửa chén, bồn rửa mặt. Ngọn núi Mottarone, Camoscio sau lưng thị xã Baveno chứa đầy đá hoa cương hồng, đã và đang bị khai thác, tạo thành vết lở. Tuy mất đi nét thẩm mỹ của cảnh quan nhưng nó đã mang lại cho thị xã sự thịnh vượng trù phú về kinh tế. Cư dân Baveno hãnh diện tự hào về tài nguyên thiên nhiên hiếm có này.
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Statue.jpg
Tượng người thợ đục đá
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhsA1xsrrsSU9an5yszu_pDvNbv_3D8G1uFNwuHIIwy2Iohytn1h4HbT1s8r3ONkyQwajiKK1IpnstgMHrSBTfNnlUD9tyfxtT_8Sv1r7TAAV4CPs0Iq0LUsG95_AjyPcayZqbGcMQZ8rbo/s1600/BlogIMG_8203.jpg
Vết lở trên núi Camoscio do việc khai thác đá hoa cương hồng ở Baveno nhìn thấy từ Stresa.
Baveno quả là một mê cung với những con đường dốc hẹp, những biệt thự cổ kính ẩn mình sau những bức tường dầy, những cổng sắt hoen rỉ, những sân vườn cổ thụ rêu phong. Một quảng trường nhỏ lát đá có từ thế kỷ 16 và một vài nhà thờ công giáo La Mã mang các tên Thánh lạ lẫm Gervasio, Protasio… Tháp chuông cao vút sừng sững đó nhưng chắc ít khi còn dịp ngân vang khi chiều buông xuống trên vịnh Borromean.
Tôi cố lê đôi chân yếu theo nhóm bạn men theo tường leo lên những con đường dốc cũng chỉ vì mê chụp ảnh. Ngoài bọn tôi chẳng còn du khách nào khác. Họ đang ngồi vừa chuyện trò vừa nhâm nhi rượu vang trong nhà hàng, đang ngắm nghía những bức tranh cổ trong lâu đài hoặc đang săm soi các món đồ lưu niệm tại các đảo mà chúng tôi đã thăm viếng hôm qua.
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 15.JPG
Từ trước khi đi, cô cháu "tour guide" Yến Linh đã dò tài liệu xem Baveno có những di tích lịch sử gì hay đáng viếng thăm cho biết. Nghe nói ở đây có vài ngôi mộ cổ từ thời La Mã nằm đâu đó trong những khuôn viên có tường rào sắt đá bao bọc. Một bia mộ còn rõ nét chữ cho biết là của hoàng đế Claudius.
Chắc chắn vào thời điểm đó, khu vực vùng này của đế quốc La Mã đã đóng một vai trò quan trọng; sự hiện diện của một số mộ cổ to lớn đã chứng minh.
Theo tài liệu từ thế kỷ thứ X, Giáo hội La Mã đã tạo dựng một số cơ sở tu viện nơi đây vì vị hồng y đầy uy thế và ảnh hưởng quyền lực Milan là người thuộc gia tộc Borromeo nổi tiếng danh giá nhất ở đây. Nhưng theo thời gian, tầm quan trọng về tôn giáo lẫn dân sự ở Baveno dần dần suy giảm rồi biến mất, nhường vai trò trung tâm lại cho thị trấn Lesa về hướng nam. Vào đầu thế kỷ 13, Lesa đã trở thành thủ đô thẩm quyền của cả nhóm các lãnh thổ ven hồ thuộc giáo hội Milan.
Cũng chỉ vì muốn chụp những bức ảnh lạ và tò mò, chúng tôi chịu khó đi tìm để khám phá. Khổ nỗi đường sá vắng tanh, mọi nhà đều cửa đóng then cài im ỉm. Thỉnh thoảng trông thấy được một người lấp ló, chúng tôi đến hỏi thăm đường, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng, cả hai đàng đều ú ớ.
Nhìn qua song sắt một khuôn viên dinh thự cổ kính âm u có một mộ đá lớn, chúng tôi tìm lối vào nhưng hai cánh cửa sắt đồ sộ khóa kín bằng dây xích. Chúng tôi tìm cách thử đi vòng ra phía hông và phía sau nhưng vô ích.
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 19.JPG
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\3. Baveno\Baveno - 05.jpg
Khát nước và đã hơi đói, chúng tôi trở xuống bờ hồ nơi có nhiều hàng quán và gần với bến phà. Ngay tại bến phà có một quán ăn tên Cafe Clipper Bar. Quán có sân lộ thiên với các bàn ăn che dù trên sàn de ra hồ thoáng mát. Chúng tôi tấp vào đó dùng bữa trưa. Thật ngạc nhiên khi chúng tôi thấy cô hầu bàn là người Á châu có thân hình nhỏ nhắn và nước da bánh mật. Chúng tôi hỏi mới biết cô là người Phi-luật-tân tới đây làm việc theo khế ước hai năm. Cô nói tiếng Anh lưu loát và làm việc thuần thục nhanh nhẹn.
C:\Users\An\Desktop\Cafe Clipper Bar Baveno.png
Cô hầu bàn người Phi với hai nhân viên của quán Café Clipper Bar ở Baveno.
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\Hình chụp chung\209(4) copy.jpg
Tôi gọi món rau trộn caprese salad và món mì Ý đồ biển spaghetti allo scoglio, tưởng gì chỉ có vài con tôm, một mớ nghêu trên đống mì ăn không hết.
Truyền thuyết dân gian cho rằng nhà thám hiểm Ý Marco Polo đến Trung Hoa thấy món mì của người Tàu rất dễ làm mà lại ngon nên ông mang kiến thức thực phẩm đó về Venice, áp dụng chế biến thành spaghetti. Thật ra mì Ý spaghetti là sản phẩm bắt nguồn từ lâu đời tại đảo Sicily. Dân cư ở đó đã biết ăn spaghetti từ thế kỷ thứ IX khi người Ả Rập xâm chiếm đảo này; trong khi ông Marco Polo đi Trung Hoa ăn mì Tàu cho tới năm 1295 mới trở về Ý. Ai nói gì thì nói, mì Tàu mì Ý gì tôi cũng ăn hết; nếu nhiều quá thì  ăn không hết thế thôi. Hơn nữa, tôi được biết chẳng có quán ăn Tàu nào ở Stresa, Baveno hay các đảo cả.
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\4. Bella, Madre Islands\Islands - 09.jpg
Từ trên phà khi đã rời bến Baveno, chúng tôi còn tiếc nên hướng ống kính máy ảnh vào bờ chụp cảnh "khu chợ trời" với những gian hàng căng lều trắng. Nền phía sau là rặng núi với vết lở vì bị khai thác đá hoa cương hồng.
Nhô cao ở khoảng giữa bức ảnh trên là tháp chuông có đồng hồ của Nhà thờ 2 vị Thánh tử vì đạo ở Milan vào thế kỷ thứ hai: thánh Gervasio và thánh Protasio. Tên  tiếng Ý của nhà thờ này là Chiesa di Santi Gercasio e Protasio, từng được trùng tu và xây cất thêm trải qua nhiều thế kỷ với các lối kiến trúc khác nhau nhưng rất hài hòa.
Cũng vì đôi chân mỏi ngại leo nhiều bậc thang mà tôi đành bỏ qua một di tích lịch sử quan trọng để chụp ảnh, thật tiếc. Ở Stresa, tôi cũng đã ngại leo núi nên bỏ qua tiết mục đi xe cáp lên đỉnh núi Mottarone để được nhìn bao quát cảnh hồ.
C:\Users\An\Pictures\Paris Trip June 2015\Milan & Stresa\4. Bella, Madre Islands\Islands - 11.jpg
Vết thương của núi. Hy sinh vẻ đẹp thiên nhiên cho phúc lợi kinh tế.
Buổi chiều chúng tôi đáp phà về lại Stresa, đi long nhong, xong về nhà trọ nghỉ ngơi sớm. Sáng hôm sau chúng tôi trả phòng thuê lại cho chủ người Ý rồi kéo hành lý đi bộ tới ga xe lửa cách đó vài trăm thước và lên tàu trở lại Milan; xong từ Milan đổi tàu tốc hành trở về Paris, chờ đi thăm viếng các nơi khác.
PH-HCA

Nhận xét