THƠ SONG THẤT LỤC BÁT & Thi ngâm



 Thưa quý bạn,
Thể thơ song thất lục bát tương đối khó vì quy luật khắc khe. Quy luật này được ghi ở Wikipedia:
và nối kết sau đây:

B - Thơ Song Thất Lục Bát
Thơ Song Thất Lục Bát cũng là thể thơ của Việt Nam, gồm hai câu Bảy chữ, kế đến một câu Sáu và một câu Tám chữ. Cứ như thế tiếp tục, không giới hạn số câu. 

Luật Bằng Trắc và cách gieo vần:

"b, t": không bắt buộc
"T": Vần Trắc bắt buộc
"B": Vần Bằng bắt buộc

Trong thơ Song thất Lục Bát, chữ cuối của câu Thất trên gieo vần với chữ thứ 5 của câu Thất thứ hai.
Chữ thứ 7 câu thất thứ hai gieo vần với chữ cuối của câu Lục. Chữ cuối của câu Lục gieo vần với chữ thứ Sáu của Câu Bát.  Chữ cuối của Câu Bát sẽ gieo vần với chữ thứ Năm của câu Thất đoạn hai.
Cứ tiếp tuc như thế và không giới hạn số câu trong một bài thơ.

Câu Thất 1 : b bT t B b T
Câu Thất 2 : t  t B b T t B
Câu Lục :    b B t T b B
Câu Bát : b B t T b B t B
Đoạn hai :   b b T t B b T (giống 4 câu trên )
                    t t B b T t B
                    b B t T b B
                  b B t T b B t B

Thí dụ:

 Vầng Trăng Khuyết

  
Khép nép giữa dòng vầng trăng khuyết
 Ai tình nhân biền biệt phương 
nao
 Để người thơ thẩn ra 
vào
Trăng không tròn vẹn bến nào trăng 
neo
Trên sông vắng trăng 
theo sóng nước
Thuyền có về chở được hay
 không
Chớ gieo hy vọng chờ
 mong
Để trăng lại nhớ đau lòng cho trăng(Quên Đi)

Ở nối kết http://z3.invisionfree.com/C1loveofevol/ar/t33.htm, tác giả Xú Diện Nhân còn phân tích kỹ hơn như sau:


II - Thơ Song Thất Lục Bát

A - Giới thiệu

Thơ song thất lục bát là một trong hai thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, tuy nhiên vì nó khó hơn thơ lục bát nên nó ít phổ biến hơn. Như tên của nó. Thơ song thất lục bát gồm những đoạn ngắn bốn câu cấu thành. Một bài thơ song thất lục bát ngắn nhất là 4 câu, và dài nhất là không giới hạn (Ví dụ như Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm dài gần 1000 câu). Mỗi đoạn 4 câu gồm có: hai câu 7 chữ ở trên gọi là song thất, kế đến là câu 6 chữ gọi là câu lục, và câu 8 chữ gọi là câu bát. Một bài thơ Song thất lục bát thường kết thúc ở câu bát.

B - Luật phối thanh

Luật phối thanh trong thơ song thất lục bát ở câu lục và câu bát thì tương tự như trong bài thơ lục bát, vì thế nên ta chỉ xét luật phối thanh ở hai câu thất ở trên mà thôi. Khác với luật phối thanh ở các thể thơ khác, vì hai câu thất của thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp khác với bình thường nên luật phối thanh cũng khác. Cách ngắt nhịp theo thứ tự 3/2/2 hay 2/1/4. Vì thế nên đi ngược lại với luật "nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh". Ở hai câu thất của thể thơ này thì chỉ chú trọng tới thanh của các chữ đứng thứ 3, 5, 7 của câu thơ mà thôi. Theo thứ tự thì luật phối thanh như sau:
Câu thất 1: Trắc(3) - Bằng(5) - Trắc(7).
Câu thất 2: Bằng(3) - trắc(5) - Bằng(7).
Các số trong () là thứ tự của chữ trong câu.
Ví dụ:
Lòng này gửi gió đông có tiện
nghìn vàng xin gửi đến non yên
Non yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

(Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm)
Theo luật này thì cũng có những trường hợp ngoại lệ, hay gọi là biến thể, tiếc là thể thơ này ít phổ biến và do XDN cũng đọc không nhiều nên chưa biết rõ về cái luật biến thể đó.

C - Gieo vần

Về gieo vần trong thơ song thất lục bát thì ta chỉ chú ý cách gieo vần ở hai câu thất, còn cách gieo vần ở các câu lục bát thì tương tự như cách gieo vần trong thơ lục bát mà thôi.
Ở câu thất 1 thì tiếng cuối cùng của câu mang thanh trắc sẽ hiệp vần với tiếng thứ 5 của câu thất 2 mang thang trắc. Tiếng cuối của câu thất 2 mang thanh bằng sẽ hiệp vần với tiếng cuối của câu lục sau nó mang thanh bằng. Tiếng cuối của câu bát thanh bằng sẽ hiệp vần tiếng thứ 5 mang thanh bằng của câu thất 1 đoạn kế tiếp.
Ví dụ:
Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non yên
Non yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong...

(Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm).

Để biết thêm về thể loại thơ này, có thể tìm đọc những tác phẩm của bà Đoàn Thị Điểm hay của Nguyễn Gia Thiều như Chinh Phụ Ngâm (Đoàn Thị Điểm), Cung Oán Ngâm Khúc (Nguyễn Gia Thiều)...



CY mê Chinh Phụ Ngâm lắm và thích thể thơ song thất lục bát lắm. Vì nó khó, CY chỉ sáng tác được năm ba bài miệt vườn thôi. Đây là một.



Vợ Chồng Quê


Nè em, chuyến nầy thăm Ba Má 
Thấy em mừng như lá uống sương 
Như me chấm với nước đường 
Như con cá lóc dưới mương ăn mồi.


Đố em trái me kia mấy mắt? 
Chùm me kia xanh ngắt chờ ai? 
Răng em mà cắn me nầy, 
Cả Ba với Má không rầy cũng la.


Con đường nầy em qua mấy bận? 
Cây mắc cở còn giận em không? 
Guốc vông mang đẹp gót hồng, 
Cũng vì cưng vợ nên chồng đạp gai.


Bên bờ mương có cây trái mắm 
Chim chìa vôi ngộ lắm em ơi 
Thòi lòi nhảy lội loi choi
Phùng mang hát bội em coi mắc cười.


Rau càng cua không chua không ngọt 
Cá bãi trầu phun bọt dưới mương 
Thấy em con nít, anh thương
Bên chồng quấn quít như tương với cà.


Giây tóc tiên quấn giàn bông giấy 
Đọt xoài non em lấy nấu canh 
Tép bò, cá trắng xào hành 
Khoai lang bí đỏ vài khoanh nấu dừa.


Mấy bữa trước trời mưa mây tía 
Cá trê lên luống mía ăn trùng
Nước lên lấp xấp vồng gừng 
Em đi cầu ván ngập ngừng quíu chân.


Nắng tròm trèm ếch thèm bông mướp 
Bầy lòng tong tươm tướp sát bờ 
Cắm câu, quăng vó, đặt lờ 
Anh lo công chuyện, em chờ dọn cơm.


Bông sua đũa trắng phau sân trước
Sào anh quơ một lượt đầy bao
Em ngồi giặt áo bờ ao 
Vài con bướm nhỏ lao xao khóm lài.


Tới Tết nầy mình đầy năm cưới 
Em đòi về xóm dưới thăm Ba 
Má khen em rất mặn mà 
Ba khen anh tánh thật thà siêng năng.

Phan Hạnh.
*


alt


Tình Trầm


Anh bỏ lại con đường rợp lá
Cơn mưa về lả tả rụng rơi
Lá bay trong gió bồi hồi
Đâu bàn tay viết tên người dấu yêu.

Nỗi buồn sâu nào ai thấu hiểu
Mới yêu đây tình đã xa xôi
Thôi đừng rụng nữa lá ơi !
Cây xanh màu biếc cho đời nụ xuân.

Để nắng vàng hong thơm dòng tóc
Vẫn nồng hương bồ kết thuở nào
Mắt cười môi hẹn xôn xao
Cơn mơ tình ái ngõ vào trăm năm.

Se sợi tơ , tình trầm ai biết 
Nửa chừng xuân nửa giấc chiêm bao
Đợi chờ năm tháng hư hao
Có còn xuân thắm hoa đào sắc hương !

Vẫn tình trong cõi mộng thường
Dịu dàng nỗi nhớ vấn vương theo người.

Ngọc Quyên

&


100 bài thơ với giọng ngâm của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng một thời.


Xin click ngay tên để nghe:
Right click và save link as để download


SOURCE:




Nhận xét