---------- Forwarded message ----------
From: KHOI PHAM
Date: 2015-07-18 20:12 GMT+10:00
Subject: Chuyện cancer
To: Lechi Vo
Cancer giống như lưỡi gươm Damocles, sự đe dọa thường trực đối với người cao niên không biết đến lúc nào. Cancer không chừa một ai, từ tỷ phú như Steve Jobs cho tới những kẻ khố rách áo ôm, tuổi càng cao nguy cơ càng lớn. Với phương tiện y học hiện nay, nếu biết sớm có thể chữa khỏi, còn nếu cancer đã di căn nhiều thì coi như trời đã gọi, chỉ còn một thời gian ngắn để thu xếp hậu sự.
Sau đây là số liệu thống kê tỉ lệ cancer trên 100,000 dân của 34 nước trong tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) năm 2012:
Rank
|
Country
|
Cancer
rate |
1
|
Denmark
|
338.1
|
2
|
France
|
324.6
|
3
|
Australia
|
323.0
|
4
|
Belgium
|
321.1
|
5
|
Norway
|
318.3
|
6
|
United States
|
318.0
|
7
|
Ireland
|
307.9
|
8
|
South Korea
|
307.8
|
9
|
Netherlands
|
304.8
|
10
|
Slovenia
|
296.3
|
11
|
Canada
|
295.7
|
12
|
New Zealand
|
295.0
|
13
|
Czech Republic
|
293.8
|
14
|
Switzerland
|
287.0
|
15
|
Hungary
|
285.4
|
16
|
Iceland
|
284.3
|
17
|
Germany
|
283.8
|
18
|
Israel
|
283.2
|
19
|
Luxembourg
|
280.3
|
20
|
Italy
|
278.6
|
21
|
Slovakia
|
276.9
|
22
|
United Kingdom
|
272.9
|
23
|
Sweden
|
270.0
|
24
|
Finland
|
256.8
|
25
|
Austria
|
254.1
|
26
|
Spain
|
249.0
|
27
|
Portugal
|
246.2
|
28
|
Estonia
|
242.8
|
29
|
Poland
|
229.6
|
30
|
Japan
|
217.1
|
31
|
Turkey
|
205.1
|
32
|
Chile
|
175.7
|
33
|
Greece
|
163.0
|
34
|
Mexico
|
131.5
|
Theo bảng liệt kê này, các nước phát triển cao và chăm sóc y tế tốt nhất thế giới lại là những nước có tỉ lệ ung thư cao nhất (trừ nước Nhật), và nước nghèo như Mexico có tỉ lệ ung thư thấp nhất. Điều này có vẻ nghịch lý nhưng thật ra bình thường. Những nước y tế tốt có tuổi thọ trung bình cao hơn thì lại dễ chết vì cancer hơn - sự tiến bộ y khoa giúp con người thoát được nhiều bệnh và sống lâu hơn nhưng tới khi bị cancer thì đành chịu. Tỉ lệ cancer cao một phần cũng do cách sống Bắc Mỹ và Tây Âu thiếu lành mạnh - đa số ăn thừa ngủ thiếu, mập phì ít vận động, đời sống phức tạp nhiều stresses, nhiều người độc thân và li dị... Họ chống thuốc lá để bớt ung thư phổi nhưng lại lạm dụng ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, thuốc giảm đau, statins và vô số thuốc bổ ngang bổ ngửa. Thực phẩm nuôi trồng theo công nghiệp cũng là một yếu tố tăng cancer - một số người chọn ăn thực phẩm "organic" (nuôi trồng tự nhiên giống như thời trước) với hi vọng giảm nguy cơ ung thư, nhưng nếu họ đã có genes dễ bị ung thư và cách sống của họ thiếu lành mạnh thì cũng không thay đổi được bao nhiêu.
Tôi có ông bác ở Montreal nghiện thuốc lá và khi già vẫn hút liên miên, Con rể cụ là bác sĩ chuyên khoa tim mạch thường cảnh cáo cụ nên giảm bớt hoặc bỏ hẳn thuốc lá để sống lâu hơn, nhưng cụ mặc kệ. Rút cục cụ chết năm 102 tuổi còn ông bác sĩ trẻ hơn cụ vài chục tuổi lại chết trước cụ. Thật ra thuốc lá có làm tăng nguy cơ ung thư phổi nhưng chỉ ảnh hưởng những người có genes dễ bị ung thư, còn với một số người thì lại không ăn thua gì.
Cũng theo số liệu thống kê về cancer, ở VN mỗi năm chết khoáng 97000 người còn ở Canada chết khoảng 77000 người. Dân số VN gần gấp 3 lần dân số Canada, như vậy người Canada chết vì cancer nhiều quá gấp đôi người VN. Một lý do đã nói ở trên là tuổi thọ trung bình ở Canada cao hơn VN (80 so với 75), còn một lý do nữa là ở VN nhiều người bị cancer ở các tỉnh không có khả năng đi bệnh viện ung bướu. Họ chỉ chữa bằng thầy bùa thầy ngải thuốc nam thuốc bắc và sau đó qua đời mà không tính vào số liệu thống kê cancer. Không ai biết số người chết vì cancer ở VN mà không được thống kê khoảng bao nhiêu. Tuy nhiên, giả sử tính thêm 120,000 người thuộc loại này mỗi năm thì tỷ lệ chết vì cancer ở VN chỉ mới bằng Canada chứ không cao hơn.
Thời trước 1975 dân số Saigon khoảng mấy trăm ngàn người, đã có một viện ung thư ở đường Nguyễn thái Học. Thời nay Saigon đông hơn hồi xưa gấp chục lần nhưng hình như vẫn chỉ có một bệnh viện ung bướu ở Nơ Trang Long? Đúng ra phải cần thêm ít nhất 5 bệnh viện chuyên trị ung thư nữa mới tạm đáp ứng nhu cầu. Chỉ có một bệnh viện chính và một số trung tâm ung bướu ở những bệnh viện khác dành cho mấy chục triệu dân Saigon và các tỉnh phía Nam, như vậy chắc chắn các bệnh viện bị quá tải. Bệnh viện ung bướu Saigon đông khủng khiếp, điều đó không có nghĩa là VN bị ung thư nhiều hơn Tây Âu và Bắc Mỹ, chỉ là vì VN thiếu bệnh viện mà thôi.
Các triệu chứng cancer rất nhiều tùy loại cancer, nhưng nói tổng quát thì có năm cái chính: (1) mệt mỏi bất thường, (2) sụt cân bất thường, (3) đau nhói bất thường, (4) khối u bất thường và (5) ra máu bất thường. Hai triệu chứng đầu có thể do các bệnh khác như suy nhược tổng quát, tiểu đường, nhiễm HIV... nhưng ba cái sau cần phải để ý hơn. Dù sao khi thấy những triệu chứng này cần đi bác sĩ xét nghiệm càng sớm càng tốt. Khi cancer đã phát ra các triệu chứng thì khoảng 50% là đã trễ, nhưng có cách nào biết sớm hơn được không? Chẳng lẽ đang bình thường mà lúc nào cũng lo lắng làm sinh thiết xét nghiệm thường xuyên, hoặc là cát bỏ hết những bộ phận có thể ung thư như Angelina Jolie? Chẳng có cách nào vẹn toàn để kiểm soát cancer, nhất là những loại khó phát hiện hoặc di căn nhanh. Ngoài ra cancer có thể phát ra trên nhiều bộ phận, không cách gì xét nghiệm toàn bộ hàng năm. Ở Canada nam giới bị nhiều nhất ba loại cancer: lung, prostate, colon (phổi, tuyến tiền liệt và đại trực tràng), chỉ theo dõi ba nguy cơ chính này thôi đã khó khăn phức tạp, còn theo dõi tất cả những nguy cơ khác thì không thể làm hết. Có sợ sệt lo lắng khốn khổ để mong kéo dài vài năm vô dụng cuối đời cũng chẳng làm được gì, trời kêu vẫn phải dạ không thể trốn tránh được.
Muốn xét nghiệm nhiều với hi vọng biết cancer sớm, còn một khó khăn nữa là tài chánh. Chưa có bệnh mà đi làm những xét nghiệm thì thường không được covered bởi bảo hiểm, bỏ tiền túi ra thì rất tốn kém chỉ một thiểu số thu nhập cao mới có khả năng. Hiện nay ở Mỹ có công ty Theranos làm cách mạng xét nghiệm, giá thành rẻ hơn trước nhiều, dân Mỹ có thêm phương tiện đề phòng bệnh cancer nhưng nói chung muốn kiểm soát hoàn toàn nguy cơ cancer vẫn là một chuyện nằm ngoài khả năng con người.
Như trường hợp Angelina Jolie: cô bị di truyềnloại gene BRCA1 làm nguy cơ bị cancer vú và buồng trứng cao hơn bình thường, và cô đã cho cắt bỏ cả hai vú mặc dù chưa có triệu chứng. Có thể một phần là lý do thẩm mỹ - đàn bà ngực to lúc 20 tuổi rất sexy, nhưng khi quá 30 lại trở nên sồ sề (đàn bà da trắng thường mau già hơn đàn bà Á Đông). Angelina chắc đã bất mãn bộ ngực bắt đầu deformed, nên nhân tiện có nguy cơ cancer cô cắt bỏ và làm plastic surgery để tạo dáng lại cho ngực đẹp hơn. Chuyện này có thể thông cảm được và cô có lý do chính đáng để lo sợ vì mẹ cô bị ung thư sớm lúc 49 tuổi. Nhưng sau đó, cô lại nghe bác sĩ phán rằng cô có 50% nguy cơ bị ung thư buồng trứng cho nên cô rất lo ngại. Thực ra tỉ lệ ung thư do di truyền chỉ khoảng 10% tính tới năm 70 tuổi, hai loại genes mutation BRCA1 và BRCA2 mới khám phá ra và thuộc loại hiếm chưa đủ dữ kiện khảo sát và so sánh với các ung thư di truyền khác. Cái gì mới mẻ thì thường được thồi phồng để gây chú ý - ước tính nguy cơ 50% cho người có gene mutation BRCA1 gần như chắc chắn là phóng đại. Theo một số tài liệu y khoa, nguy cơ của BRCA1 và BRCA2 cần có thêm dữ kiện và thêm nhiều nghiên cứu nữa mới có thể xác định. Vì Angelina quá tin lời hù dọa của bác sĩ nên đã cho cắt bỏ luôn buồng trứng và vòi fallop. Đây chưa chắc là quyết định khôn ngoan, vì cô mới 39 tuổi nguy cơ ung thư còn thấp, khi tự làm tắt kinh quá sớm có thể phát sinh vấn đề sức khỏe vì xáo trộn kích thích tố (dùng kích thích tố nhân tạo thường không tốt bằng cơ thể tự điều chỉnh mức cần thiết). Loại gene mutation BRCA1 lại còn có thể gây ung thư chỗ khác, cắt buồng trứng quá sớm làm xáo trộn sức khỏe thì lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư những bộ phận khác. Những tài liệu y khoa thường không đề cập đến vấn đề này, đa số khuyến khích việc cắt bỏ trước những bộ phận có thể gây ung thư trong trường hợp high risk như Angelina Jolie.
Nhiều người Bắc Mỹ đi thử máu hàng năm và khám bác sĩ thường xuyên, họ tưởng như vậy là đủ để phòng bệnh nhưng thật ra ít tác dụng đối với bệnh ung thư. Giới bác sĩ dược sĩ không phải ai cũng đáng tin - đa số quá quan trọng hoá lãnh vực chuyên môn của họ (overestimate their fields of competence). Nhớ hồi sắp đi Canada, tôi phải khám sức khoẻ và chụp hình phổi - bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy đã thông qua, nhưng khi hồ sơ tới Canada họ bắt tôi chụp phổi lại vì có một vết mờ nhỏ dưới vai trái. Tôi chửi thầm mấy thằng bác sĩ Canada quan trọng hoá chuyện vớ vẩn làm tôi trễ thêm nửa năm nhưng cũng phải đi chụp lại. Lần này họ thông qua nhưng bắt tôi trong vòng 6 tháng sau khi tới Canada phải đi khám và chụp phổi thêm một lần nữa. Tôi cũng phải đi cho đúng thủ tục, sau khi khám xong không thấy gì, anh bác sĩ Canada lại đề nghị tôi nên tiếp tục tái khám chup phổi hàng năm! Tôi lắc đầu từ chối và đi về. Thank you very much, mấy anh vẽ vời nhiều quá. Nếu có triệu chứng bị lao, nhiễm trùng phổi hoặc ung thử phổi thì tự tôi sẽ tìm gấp mấy anh. Đang yên lành mà nghe lời mấy anh thì từ hai chục năm nay tôi đã phải đi khám và chụp phổi 20 lần, vừa mất thì giờ vừa lo lắng vô ích.
Nói chung, đa số chuyên gia Bắc Mỹ yêu cầu mình đến với họ thường xuyên không phải vì họ quan tâm đến mình mà vì quyền lợi của họ. Đi khám bác sĩ mắt thì thường nghe đề nghị check xem có bị glaucoma, hơi tức ngực một tí đi bác sĩ tim mạch thì phải làm vô số xét nghiệm khiến cho mình lo lắng, đang bình thường cũng có thể từ từ thành đau tim thật... Đi nha sĩ thì luôn luôn nghe đủ loại khuyến cáo làm cho hàm răng mình tốt đẹp hơn (và làm cho túi tiền nha sĩ nặng hơn). Các dược phòng luôn luôn khuyến cáo mình đến gập dược sĩ để được cố vấn miễn phí, và kết quả là dễ trở thành những người lệ thuộc đủ loại thuốc. Các bác sĩ thú y cũng liên tục khuyến cáo mình chăm sóc tót đẹp các chó mèo yêu quí. Đối với các nhà tâm lý học và phân tâm học thì bất cứ ai cũng có problems tâm thần cần họ giúp đỡ. Các chuyên gia dinh dưỡng thì luôn luôn phức tạp hóa những khái niệm ăn uống, đối với một số người có sẵn khuynh hướng ích kỷ và tin tuyệt đối vào câu "bệnh tòng khẩu nhập" thì họ dễ trỏ thành một giống quái dị, suốt ngày quan tâm đến sức khỏe và miếng ăn thức uống còn việc đời việc nước mù tịt.
Tóm lại, một số chuyên gia Bắc Mỹ thản nhiên vẽ vời hù dọa thân chủ vì tiền bạc và danh vọng, đa số không đến nỗi tệ nhưng họ hay chiều ý thân chủ (kể cả những ý ngu) để dễ làm ăn. Nếu họ thấy thân chủ có những thành kiến sai lầm thì họ cũng mặc kệ để tránh phiền phức. Và dù tử tế hay lưu manh, đa số chuyên gia đều đòi hỏi mình đến với họ thường xuyên và quá kỹ lưỡng những chuyện rất nhỏ nhặt để đề phòng bị thưa kiện. Bọn luật sư luôn luôn tìm cách bới móc sơ hở của bác sĩ để xúi bệnh nhân đòi bồi thường. Nếu bị đưa ra tòa và bị qui trách nhiệm thì rất phiền phức, nhẹ thì phải bồi thường vài trăm ngàn hay vài triệu đô, nặng thì có khi bị kết án ngộ sát và bị còng tay ngay sau phiên tòa như bác sĩ riêng của Michael Jackson. Bởi vậy tôi cũng thông cảm với sự thủ thế quá kỹ lưỡng của giới bác sĩ nhưng tôi phải tự suy xét chứ không tin họ hoàn toàn. Nếu chiều theo sự thủ thế vẽ vời của họ thì lúc nào cũng lo sợ bất an và quá mất thì giờ với những khám nghiệm không cần thiết.
Để đối phó với bệnh ung thư, tôi thấy cả hai khuynh hướng "quá kỹ" hay "quá ẩu" đều sai lầm. Người quá kỹ lưỡng và quá lo lắng về sức khỏe và chuyện ăn uống, luôn luôn lo xét nghiệm và tìm đến các chuyên gia thì lại dễ bị các chuyên gia lừa bịp và hù dọa. Ho thích đọc và forward những thông tin về sức khỏe, nhưng nếu không có kiến thức căn bản và không biết kiểm chứng thông tin thì họ dễ bị rơi vào "mê hồn trận" của các chuyên gia hoặc lạc lối trong khu rừng rậm Internet. Dù sao thì có lo lắng sợ sệt bao nhiêu cũng không thể kiểm soát hoàn toàn được số mệnh. Những người quá kỹ thường trở thành paranoid, càng ngày càng khó chịu, nhỏ mọn, ích kỷ cái gì cũng sợ, chỉ biết cái tôi của mình và không quan tâm đến ai. Theo một nhận xét khá chính xác, kẻ hèn nhát đã chết hàng ngàn lần trước khi chết thực (a coward has died thousands of times before he really dies). Những người quá lo lắng cho sức khoẻ cũng thế, họ đã đánh mất chính mình trước khi mất mạng sống.
Ở một thái cực khác, những kẻ quá ẩu không quan tâm gì đến sức khoẻ thì lại dễ chết sớm vì ngu dốt. Bị tiểu đướng, tim mạch, huyết áp cao... mà không hề quan tâm thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Có triệu chứng ung thư không thèm biết đến, tới khi nặng mới tìm đến bác sĩ thì quá trễ. Mặc dù mình không nên tìm các chuyên gia thường xuyên, mình vẫn phải đến với họ lúc cần. Dù sao thì họ cũng là những chuyên gia giỏi trong lãnh vực của họ và có thể cứu sống mình khi bệnh hoạn. Còn vấn đề bác sĩ lừa phỉnh thân chủ thì một phần là do lỗi thân chủ - những người vừa ngu dốt vừa trịch thượng không muốn nghe sự thật thì không ai muốn nói thật với họ, và những người quá nhát sợ thì làm cho người ta thích hù dọa mình. Một số người khác khi tiếp xúc các chuyên gia thì lại bộc lộ sự ngớ ngẩn dễ tin, như vậy là mời người ta coi thường mình và lợi dụng mình. Vì tôi biết "sơn ăn tùy mặt ma bắt tùy người" nên khi tiếp xúc với các chuyên gia tự cao tự đại vừa thủ thế (sợ thưa kiện) vừa vẽ vời (để kiếm ăn) tôi phải tỏ thái độ bình tĩnh tự tin - trước đó tôi cũng phải tham khảo Internet để hỏi những câu cần thiết. Khi họ thấy mình có hiểu biết, không dễ bắt nạt và không dễ hù dọa, họ sẽ thành thật với mình hơn.
Tóm lại, tôi chủ trương khi mình quá 60 phải để ý sức khỏe và theo dõi cẩn thận các triệu chứng tiểu đường, ung thư, tim mạch, nhưng cần tránh hai cực đoan "quá kỹ" và "quá ẩu." Cố gắng trong phạm vi khả năng của mình mà thôi, dù sao người tinh không bằng trời tính. Không một người cao niên nào biết trước cuộc đời còn lại của mình chỉ là vài tháng hay có thể vài chục năm. Cuộc đời con người ngắn ngủi phù du, sớm hay muộn cũng phải đến "final destination". Và sau đó? Không ai khẳng định được mình còn tồn tại hay không và mình sẽ đi về đâu. Riêng tôi thì tin rằng cơ thể là cái xe chở linh hồn, mình có bổn phận phải chăm sóc cái xe cho nó chạy bền và tốt, nhưng không cần phải quá lo lắng khổ sở và làm nô lệ cho cái xe càng ngày càng xộc xệch xấu xí - sớm hay muộn cái xe đó cũng tiêu tùng và mình phải bỏ cái xe đó ra đi. To me, death is the end of one life and the beginning of another journey into the unknown. The transition period from one life to another is often sad and painful and sometimes horrible, but what will happen later may be not so bad.
Sưu Tầm
Nhận xét
Đăng nhận xét